Công chứng giấy tờ mất bao lâu thời gian, thời hạn sử dụng bảo sao công chứng?
Việc công chứng, chứng thực các loại giấy tờ mất khá nhiều thời gian do phải xếp hàng ở phòng công chứng. Thời gian thực tế công chứng, chứng thực giấy tờ mất bao lâu?
Thời gian công chứng mất bao lâu?
Hiện nay, thủ tục công chứng đã đơn giản hơn rất nhiều, có thể chứng thực ở UBND quận huyện hoặc các phòng công chứng nhà nước, công chứng tư...
Điều 15 Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thời hạn thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính như sau: Việc tiếp nhận yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều thì phải được thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá 2 ngày làm việc.
Hiện nay, nếu bạn chứng thực giấy tờ ở UBND quận, huyện thì chỉ cần nộp thủ tục ở bộ phận 1 cửa. Thông thường, nếu nộp buổi sáng thì hẹn buổi chiều lấy, còn nộp chiều muộn thì sẽ bị hẹn trả kết quả vào ngày hôm sau.
Riêng các phòng công chứng tư nhân, việc công chứng, chứng thực giấy tờ thường diễn ra nhanh chóng, bạn có thể chờ lấy luôn kết quả. Tuy nhiên, lệ phí công chứng, chứng thực ở phòng công chứng tư nhân cao hơn 1 chút.
Xin lưu ý, giá trị của việc chứng thực ở UBND quận huyện hay xã phường với chứng thực ở phòng công chứng là như nhau.
Xem thêm: Lịch làm việc của phòng công chứng
Thời hạn sử dụng bản sao chứng thực, công chứng?
Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP nói trên cũng như các quy định trước đó về công chứng, chứng thực (Luật Công chứng năm 2006, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về chứng thực) đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.
Xét dưới góc độ thực tiễn, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:
- Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ (bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô…) có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
- Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Giấy chứng minh nhân dân (15 năm), Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng. Tuy nhiên, giá trị chứng cứ của bản sao trong trường hợp này vẫn có bởi nó xác nhận các sự kiện pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, thời điểm đó công dân có số chứng minh nhân dân như trên bản sao, đương sự chưa kết hôn với ai…
Với những tài liệu thường có sự biến động, thay đổi trong quá trình sử dụng (như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, sổ hộ khẩu…), cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu đương sự nộp bản sao mới.
Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín ở Hà Nội Địa chỉ văn phòng công chứng ở TP HCM uy tín
Thời hạn sử dụng của giấy tờ công chứng,Công chứng mất bao lâu
Chăm sóc da lão hóa: Bí quyết trẻ hóa làn da
Hướng dẫn trị mụn trứng cá hiệu quả
Bí quyết chống nắng hoàn hảo cho làn da khỏe đẹp
Kem dưỡng ẩm: Bí quyết dưỡng da căng mọng
Nuôi dạy con hiệu quả: Giải đáp mọi thắc mắc
Hướng dẫn nấu ăn đơn giản cho mọi người