Chân dung của các nhân vật xuất hiện trên những tờ đô la Mỹ

Đời sống   •   Thứ sáu, 15/03/2024, 12:45 PM

Tuần này, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ đi đến hồi kết và tổng thống đương nhiệm Donald Trump đang có cơ hội đi tiếp một nhiệm kỳ nữa. Dưới đây, cùng điểm lại những vị Tổng thống nổi tiếng, chuyên gia tài chính, chính trị gia... đã được xuất hiện trên hệ thống tiền giấy Mỹ.

Chân dung các nhân vật trên một số tờ đô la Mỹ
Chân dung các nhân vật trên một số tờ đô la Mỹ

1 USD: Tổng thống Geogre Washington

Washington là Tổng thống Mỹ đầu tiên. Khuôn mặt của ông xuất hiện ở mặt trước tờ 1 USD và hiện cũng chẳng có bất cứ kế hoạch nào về việc thay đổi thiết kế. Tờ 1 USD xuất hiện từ năm 1862. Lúc đó, Washington không xuất hiện trên tờ tiền này, mà thay vào đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính Salmon P.Chase. Lần đầu tiên khuôn mặt của Washington xuất hiện trên tờ 1 USD là vào năm 1869.

2 USD: Tổng thống Thomas Jefferson

Khuôn mặt của Tổng thống Thomas Jefferson được xuất hiện trên tờ 2 USD. Nhưng nhân vật ban đầu xuất hiện trên tờ tiền này là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ tài chính quốc gia, Alexander Hamilton. Vào năm 1869, nó được thay thế bằng khuôn mặt của Jefferson và được sử dụng cho đến ngày nay.

Tờ 2 USD vẫn thường được coi là "đồng tiền may mắn" bởi lẽ, mặc dù là một đồng tiền có mệnh giá thấp nhưng nó là một trong những đồng tiền hiếm gặp nhất ở Mỹ. Chúng hầu như không còn xuất hiện trong lưu thông hàng ngày. Những đồng 2 USD được in từ thế kỷ XIX thậm chí còn trở thành đồ cổ và có giá trị cao hơn rất nhiều so với mệnh giá của nó.

5 USD: Tổng thống Abraham Lincoln

Tổng thống Abraham Lincoln là người xuất hiện trên tờ 5 USD. Mệnh giá này được phát hành từ năm 1914 và khuôn mặt của vị Tổng thống Mỹ thứ 16 luôn yên vị ở mặt trước tờ tiền, dù đã được thiết kế lại nhiều lần.

10 USD: Chuyên gia tài chính Alexander Hamilton

Alexander Hamilton là người nằm ở mặt trước của tờ 10 USD. Tờ 10 USD đầu tiên được Cục Dự trữ Liên bang phát hành vào năm 1914 nhưng lại sử dụng khuôn mặt của Tổng thống Andrew Jackson. Sau đó, khuôn mặt của Hamilton đã được thay vào đó vào năm 1929, còn Jackson lại được đưa lên tờ 20 USD.

Alexander Hamilton là một sỹ quan quân đội, nhà khai quốc, luật sư, chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ. Ông là Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của Mỹ, người đã thiết lập hệ thống tài chính - ngân hàng, đặt nền móng cho nền kinh tế của quốc gia số 1 thế giới này. Ông cũng là một trong những luật sư lập hiến đầu tiên của Mỹ.

20 USD: Tổng thống Andrew Jackson

Mặt trước của tờ 20 USD chính là khuôn mặt của Tổng thống Andrew Jackson. Tờ 20 USD đầu tiên được chính phủ phát hành vào năm 1914 sử dụng khuôn mặt của Tổng tống Grover Cleveland. Đến năm 1929, Jackson thay thế Cleveland trên tờ 20 USD. Còn Cleveland lại được đưa lên tờ 1.000 USD.

Andrew Jackson là Tổng thống Mỹ thứ 7 và là Tổng thống đầu tiên của Đảng Dân chủ. Trước khi đắc cử, Jackson từng là 1 nhà lãnh đạo quân sự ở Florida.

50 USD: Tổng thống Ulysses S. Grant

Từ khi phát hành vào năm 1914 cho đến nay, tờ 50 USD luôn xuất hiện khuôn mặt của Tổng thống Ulysses S. Grant. Vị Đại tướng Liên bang này đã tại vị hai nhiệm kỳ và giúp quốc gia phục hồi sau Nội Chiến.

100 USD: Chính trị gia Benjamin Franklin

Khuôn mặt xuất hiện trên tờ 100 USD là của Benjamin Franklin. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu.

Đây là mệnh giá lớn nhất đang lưu hành. Franklin đã "yên vị" trên tờ 100 USD cho đến nay từ khi chính phủ phát hành lần đầu vào năm 1914.

500 USD: Tổng thống William McKinley

Mệnh giá 500 USD hiện không còn lưu hành và khuôn mặt xuất hiện trên tờ tiền này chính là Tổng thống William McKinley. Dù vậy, McKinley không phải là người đầu tiên xuất hiện trên tờ tiền này, mà thay vào đó là Chánh án John Mashall khi được phát hành vào năm 1918. FED và Kho bạc đã thu hồi những tờ 500 USD vào năm 1969 vì hiếm khi sử dụng. Lần cuối mệnh giá này được in là vào năm 1945, nhưng Bộ Tài chính cho biết người Mỹ vẫn có thể tiếp tục giữ tờ tiền này.

McKinley cũng nằm trong số ít tổng thống bị ám sát. Ông bị bắn chết năm 1901. 

1.000 USD: Tổng thống Grover Cleveland

Cũng giống như mệnh giá 500 USD xuất hiện từ năm 1918, tờ 1.000 USD cũng không còn được lưu hành và lần này là khuôn mặt của Tổng thống Grover Cleveland. Dù vậy, lần đầu phát hành tờ tiền này, khuôn mặt trên đó lại là của Hamilton. Tương tự tờ 500 USD, FED và Kho bạc đã xóa bỏ những tờ 1.000 USD vào năm 1969 và lần cuối được in là vào năm 1945. Dĩ nhiên, Người Mỹ vẫn có thể tiếp tục giữ tờ tiền này.

5.000 USD: Tổng thống James Madison

Tờ 5.000 USD cũng cùng chung số phận với 500 USD và 1.000 USD: được phát hành từ năm 1918, in lần cuối vào năm 1945, ngừng sử dụng từ năm 1969 và người Mỹ có thể tiếp tục giữ tờ tiền này. Người xuất hiện trên tờ 5.000 USD này đó là Tổng thống James Madison.

10.000 USD: Bộ trưởng Bộ Tài chính Salmon P. Chase

Salmon P. Chase từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính và là người xuất hiện ở mặt trước tờ tiền 10.000 USD được in lần đầu vào năm 1918. Số phận của nó cũng tương tự như các tờ tiền 500 USD, 1.000 USD và 10.000 USD.

Chase là một Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ của Lincoln. Có lẽ, Chase là gương mặt ít được biết đến nhất trong các tờ tiền của Hoa Kỳ. Ông có tham vọng rất cao về mặt chính trị: từng là Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, thống đốc bang Ohio và đặt mục tiêu đắc cử vị trí Tổng thống vào năm 1860. Dù vậy, mục đích của ông đã không thành công do những đề cử của Đảng Cộng hòa năm đó. Kết cục là Lincoln đã thắng và sau khi đắc cử, ông lại chọn đối thủ cũ của mình giữ nhiều trọng trách quan trọng.

Chase được mô tả như là một người quản lý tài chính quốc gia, nhưng ông đã nghỉ việc sau khi bất đồng với Tổng thống. Về Chase, nhà sử học Rick Beard đã viết trên tờ The New York Times rằng: "Thất bại của Chase nằm trong khát vọng của ông ấy, không phải là năng lực. Tin chắc rằng ông là người đàn ông có năng lực nhất trong nội các, và ông cũng tin rằng ông là cấp trên của Lincoln với tư cách là một người quản lý và là một chính khách. Ông không bao giờ từ bỏ giấc mơ sở hữu Nhà Trắng và luôn tìm cách tiếp tục thực hiện tham vọng này của mình theo những cách lớn nhỏ khác nhau".

100.000 USD: Tổng thống Woodrow Wilson

Cuối cùng là tờ có mệnh giá lớn nhất thế giới: 100.000 USD. Mệnh giá này còn được gọi là "tiền bằng vàng" chỉ được sử dụng bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang và không bao giờ được lưu hành công khai. Trên thực tế, 100.000 USD không được coi là hợp pháp nếu sử dụng ngoài những giao dịch của FED. Nếu bạn đang nắm giữ một tờ, rất có thể nó có giá trị hơn 1 triệu USD đối với các nhà sưu tầm. Và người xuất hiện trên tờ tiền có mệnh giá 6 chữ số này là Tổng thống Woodrow Wilson.

Wilson đã được bầu làm Tổng thống Mỹ thứ 28 vào năm 1912. Ông đã tỏ ra thành công lớn trong việc lãnh đạo Quốc hội với phe Dân chủ đa số để thông qua các đạo luật và các văn kiện pháp lý quan trọng, bao gồm Ủy ban Thương mại Liên bang, Luật Chống độc quyền Clayton, Luật Underwood, Luật Vay mượn nông trại Liên bang và nổi bật nhất là Hệ thống Dự trữ Liên bang.

tiện ích ảnh. Nhấn Enter để nhập vào sau hoặc nhấn Shift + Enter để nhập vào trước tiện ích

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề
Giải quyết vấn đề hành vi ở trẻ nhỏ

Giải quyết vấn đề hành vi ở trẻ nhỏ

Đời sống   •   26.04.2024
Bài viết này cung cấp các chiến lược thiết thực để giải quyết các vấn đề hành vi ở trẻ nhỏ, bao gồm các nguyên nhân tiềm ẩn, các phương pháp kỷ luật hiệu quả và các cách thúc đẩy hành vi tích cực.
Nuôi dưỡng thói quen lành mạnh cho trẻ em

Nuôi dưỡng thói quen lành mạnh cho trẻ em

Đời sống   •   26.04.2024
Bài viết này sẽ khám phá tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng thói quen lành mạnh cho trẻ em, bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, ngủ đủ giấc và sức khỏe tinh thần. Nó sẽ cung cấp các mẹo thực tế và lời khuyên cho cha mẹ và người chăm sóc về cách giúp trẻ em phát triển các thói quen lành mạnh sẽ có lợi cho chúng trong suốt cuộc đời.
Nuôi dưỡng trí tuệ và cảm xúc của trẻ

Nuôi dưỡng trí tuệ và cảm xúc của trẻ

Đời sống   •   26.04.2024
Bài viết này khám phá tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng cả trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nó thảo luận về các chiến lược thực tế để phát triển khả năng nhận thức, xã hội và cảm xúc của trẻ, giúp chúng trở thành những cá nhân toàn diện và có khả năng phục hồi.
Kỷ luật tích cực: Nuôi dạy con cái hiệu quả

Kỷ luật tích cực: Nuôi dạy con cái hiệu quả

Đời sống   •   26.04.2024
Bài viết này khám phá phương pháp kỷ luật tích cực, một cách tiếp cận nuôi dạy con cái tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tích cực, thiết lập ranh giới rõ ràng và dạy trẻ những kỹ năng xã hội và cảm xúc quan trọng.
Giao tiếp hiệu quả với trẻ em

Giao tiếp hiệu quả với trẻ em

Đời sống   •   26.04.2024
Bài viết này cung cấp các chiến lược giao tiếp hiệu quả với trẻ em, bao gồm lắng nghe tích cực, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, tôn trọng ý kiến của trẻ và tạo ra một môi trường an toàn để giao tiếp.
Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024: Cuộc đua bắt đầu

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024: Cuộc đua bắt đầu

Đời sống   •   25.04.2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang nóng lên khi các ứng cử viên tiềm năng từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa bắt đầu công bố ý định tranh cử. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các ứng cử viên hàng đầu, các vấn đề chính và triển vọng của cuộc bầu cử.