Bà bầu có ăn được quả cọ không?
Khi mang thai, có nhiều loại hoa quả, thực phẩm phụ nữ phải kiêng không được ăn vì có thể ảnh hưởng đến em bé. Vậy, đối với quả cọ, bà bầu có ăn được không?
Những món ăn từ quả cọ rất phổ biến ở khu vực Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái...Vị béo béo, ngọt bùi của loại quả này hấp dẫn nhiều người, vậy ăn quả này khi mang thai có sao không?
Quả cọ ăn như thế nào?
Cây cọ có nhiều loại như cọ dầu, cọ gai, cọ ta là cảnh. Loại cọ người miền núi dùng làm thức ăn là cọ gai, khi chín có màu xanh tím sẫm và đen bóng.
Bên trong lớp thịt cọ có màu vàng ăn béo béo, bùi bùi pha chút chát của vỏ.
Tuy nhiên, không phải quả cọ nào cũng có thể ăn ngon mà phải là loại cọ nếp, cọ mỡ với lớp cùi thịt dày, có màu vàng mật, béo và bùi thì nấu làm thức ăn mới ngon.
Món ăn từ quả cọ được nhiều người biết đến là cọ ỏm (cọ luộc). Trước khi luộc phải rửa sạch quả rồi cạo bớt lớp vỏ ngoài cho đỡ chát. Nước luộc cọ cũng nên đun quá sôi, tầm 70 độ là được rồi chần cọ 10 phút.
Từ thịt trái cọ đã ỏm (luộc chín), người ta có thể chế biến thành các món ăn như xôi cọ, bánh dầy xứ cọ, cọ kho cá, cọ nhồi thịt, dưa cọ và cơm nắm lá cọ…
Công dụng của quả cọ với sức khỏe
Theo Bác sĩ Trần Khánh Hoành (Phó chủ tịch hội Đông y tỉnh Nghệ An) thì trong thịt quả cọ có nhiều muối khoáng và dinh dưỡng (như chất đạm, chất sắt, chất béo, đường bột). Vì vậy, có thể nghiên cứu dùng trái cọ điều trị các bệnh về đường tiết niệu và tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, quả cọ có vị chát và nếu ăn nhiều sẽ dễ gây táo bón, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn….
Theo Thạc sĩ Lê Thị Hải (Giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia) thì vỏ quả cọ có vị chát và có chứa tanin, do đó có thể giã và ép lấy nước để điều trị tiêu chảy cấp tính. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ dùng cho người trưởng thành (tránh dùng cho trẻ em).
Theo y học cổ truyền: Quả cọ có vị ngọt, chát, hơi béo. Ở Trung Quốc, loại quả này được dùng làm thức ăn hàng ngày cho người bị ung thư mũi, ung thư họng và ung thư thực quản (kết quả chẩn đoán lâm sàng cho thấy mỗi ngày dùng 40 g cùi trái cọ nấu với 40 g thịt nạc để ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh).
Có bầu ăn quả cọ được không?
Nghiên cứu cho thấy, quả cọ chứa nhiều vitamin như: Vitamin A, vitamin beta-caroten, B1, B2, PP, C...và một số khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Quả cọ giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, tác dụng tốt cho hệ thần kinh và duy trì sự ổn định của huyết áp.
Tuy quả cọ có những tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng với phụ nữ mang thai thì không nên nhiều ăn loại quả này tránh khó tiêu, đầy bụng. Nếu thích chỉ nên ăn 1-2 quả mỗi lần.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng có thể dùng dầu cọ để làm đẹp bằng cách đắp mặt nạ dưỡng da ban đêm.
Cách làm: Lấy 2 thìa dấm và 1 thìa dầu cọ trộn đều với nhau. Rửa sạch mặt rồi thoa hỗn hợp lên mặt để qua đêm rồi rửa mặt vào sáng hôm sau.
Hoặc dầu cọ trị rạn da bụng rất hiệu quả bạn nên thử.
Cách làm: Lấy 1/2 thùa muối hòa với nước ấm. Dùng khăn thấm nước muối lau lên vùng da bị rạn.Tiếp đó, lấy 1 lượng dầu cọ vừa đủ thoa đều lên da rồi massage cho thẩm thấu tốt hơn. Bạn nên kiên trì dùng từ 4 đến 6 tuần.
Quả cọ có ăn được không
Chăm sóc da lão hóa: Bí quyết trẻ hóa làn da
Hướng dẫn trị mụn trứng cá hiệu quả
Bí quyết chống nắng hoàn hảo cho làn da khỏe đẹp
Kem dưỡng ẩm: Bí quyết dưỡng da căng mọng
Nuôi dạy con hiệu quả: Giải đáp mọi thắc mắc
Hướng dẫn nấu ăn đơn giản cho mọi người