Bà bầu ăn xôi gấc được không, lời khuyên của bác sĩ
Mang thai ăn xôi gấc có tốt không, bà bầu có nên ăn sáng bằng xôi gấc không là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về gấc và xôi gấc...
Công dụng của gấc và xôi gấc mẹ bầu nên biết
Gấc được các hãng dược lớn coi là loại thần dược mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe trong việc phòng chống ung thư, giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tình dục, chống lão hóa, ổn định hệ thần kinh, tăng cường thị lực, làm đẹp da...
Cây gấc thuộc họ bầu bí (cucurbi taceae) , tên khoa học là momordica cochinchinensis (Lours) spreng, tiếng Pháp là momordique, tiếng Anh là balsam apple. Cây rất phổ biến ở Việt Nam, thường trồng vào mùa xuân, ở mọi nơi: đồng bằng, đồi núi, ven biển đều được.
Ở Việt Nam, từ lâu, gấc được đồ xôi để vừa có màu đẹp, vừa thơm ngon bổ dưỡng. Xôi gấc do màu đỏ là màu hạnh phúc may mắn, nên dùng trong lễ cưới hỏi, mừng thọ, cúng giao thừa, khao vọng. Tục ngữ có câu "ăn mày đòi xôi gấc" , ý nói đòi hỏi quá đáng, không biết điều, đi nhờ, được người ta giúp, còn chê! Đỏ như gấc! Đông y dùng hạt và rễ gấc để chữa mụn nhọt, trĩ, đau nhức, tê thấp, tràng nhạc, phụ nữ sưng vú. Hạt tán chế thuốc viên hay bột uống, nhưng thường đắp ngoài da cho đỡ mụn nhọt. Rễ gấc sao vàng, tán nhỏ uống để chữa tê thấp, sưng chân.
Bắt đầu từ năm 1941, thời Pháp, một vài nhà nghiên cứu Việt và Pháp nhận thấy màng gấc có lượng caroten (tiền vitamin A) cao hơn cà rốt và cà chua mấy chục lần. Sau đó gấc đã được sử dụng điều trị vết thương, phòng ngừa ung thư gan. Từ những năm 1970, nghiên cứu thêm các thành phần khác trong gấc, theo dõi ứng dụng chống ôxy hóa, hạn chế tác hại của dioxin. Vitamin A rất quan trọng để phòng chống một số bệnh về mắt, chống ung thư gan nguyên phát, kích thích sinh trưởng, đáp ứng miễn dịch. Nhiều yếu tố khác trong gấc (vitamin E, lycopen,vitamin F…) có tác dụng đề phòng và điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư vú. Tuyến tiền liệt, ung thư gan, giúp trẻ em phát triển sớm thể lực và trí tuệ, kéo dài tuổi thọ.
Tại các hội nghị khoa học quốc tế, ta đã có dịp giới thiệu và thuyết phục các đại biểu về tác dụng dược học và dinh dưỡng của quả gấc qua các sản phẩm: dầu gấc (có 30 mg caroten = 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A), bột màng đỏ hạt gấc, sữa chua gấc, mứt gấc, kẹo gấc…
Gấc được công nhận là vị thuốc có khả năng chống lại các yếu tố gây ra ưng thư, ôxy hóa và lão hóa.
Sau chiến tranh, Viện quân y 108 có dự án nghiên cứu (vào những năm 80) phòng và chữa ung thư gan, trước tiên cho bộ đội bị ung thư gan vì chất độc da cam - dioxin. Thử chữa bằng hoá chất không thành công, các bác sĩ và dược sĩ quay sang dược thảo, và tập trung nghiên cứu chất caroten và các chất khác trong quả gấc, chế ra dầu gấc.
Bà bầu ăn xôi gấc được không?
Như đã nói ở trên, gấc là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, lại có tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, bà bầu có thể sử dụng gấc, ăn xôi gấc trong suốt thời gian mang thai.
Gấc chứa chất dàu màu đỏ của lycopene, với thành phần chủ yếu là beta-carotene hay còn gọi là tiền sinh tố A (khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A).
Beta - carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao. Nó có tác dụng chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh.... do tiến trình ô-xy hoá gây ra.
Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc. Sinh tố này còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt, mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể... Nó còn chống lão hoá và ung thư.
Phần màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa - caroten và một tỉ lệ cao dầu thực vật. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy phần này còn có lycopen, vitamin E (-cotopherol), trong dầu gấc có chứa vitamin F. Carotene - tiền vitamin A, lysopen, vitamin E (-cotopherol), dầu gấc là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm: sản xuất các loại thực phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, chống lão hoá, sản xuất các loại màu thực phẩm tự nhiên.
Trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15mg-carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng - carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E(-cotopherol), có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
Dầu gấc được dùng trong những trường hợp cơ thể cần vitamin A như là trẻ con chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn mệt mỏi. Dùng ngoài, bôi vào vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chóng lành. Dầu gấc dùng kèm với một số thuốc kháng khuẩn đặc hiệu chữa bệnh trứng cá nang có nhân. Dầu gấc nhuận tràng dùng thích hợp cho người táo bón. Hạt gấc được dùng theo kinh nghiệm nhân dân chữa mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa, trĩ, lòi dom, chủ yếu dùng ngoài. Rễ gấc chữa tê thấp, sưng chân, phù với liều 4g mỗi ngày. | |
GS Đoàn Thị Nhu |
Cách làm xôi gấc thơm ngon, bổ dưỡng
Chuẩn bị nguyên liệu đồ xôi gấc
- Gạo nếp: 2kg
- Dầu ăn: 1/2 chén con.
- Đường: 200g (có thể không cho đường)
- Muối: 1/2 thìa canh.
- Nước cốt dừa: 100ml (có thể không cho)
- Rượu trắng: 2 thìa canh.
- Gấc tươi: 1 quả
Cách làm xôi gấc
- Bước 1: Gạo nếp vo sạch, cho nước vào ngập hơn mặt gạo, ngâm khoảng 7 tiếng đồng hồ. Hôm sau đem ra xả lại cho sạch, để cho ráo nước.
- Bước 2: Gấc chọn trái chín đỏ, vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều.
- Bước 3: Ướp gấc với rượu trắng, một ít màu đỏ và một ít muối, ướp qua đêm. Tiếp tục, trộn thịt gấc với nếp và ½ thìa canh muối cho đều.
- Bước 4: Cho gạo vào xửng, đặt lên bếp hấp. Xôi khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.
- Bước 5: Rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi. Sau đó, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được. Nếu thấy sôi hơi khô, có thể rưới thêm nước cốt dừa hay dầu ăn và hấp thêm một lúc nữa.
- Bước 6: Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều (nếu thích). Không nên trộn đường vào khi xôi còn quá nóng. Vì làm như thế, xôi sẽ bị nát.
Khi xôi chín, lấy ra đĩa hoặc cho vào khuôn để tạo hình theo nhu cầu sử dụng.
Xem clip hướng dẫn đồ xôi gấc thơm ngon, màu đẹp
bà bầu có nên ăn xôi gấc,cách đồ xôi gấc màu đẹp,quả gấc có tác dụng gì
Chăm sóc da lão hóa: Bí quyết trẻ hóa làn da
Hướng dẫn trị mụn trứng cá hiệu quả
Bí quyết chống nắng hoàn hảo cho làn da khỏe đẹp
Kem dưỡng ẩm: Bí quyết dưỡng da căng mọng
Nuôi dạy con hiệu quả: Giải đáp mọi thắc mắc
Hướng dẫn nấu ăn đơn giản cho mọi người