7 điều bà bầu cần chú ý khi ăn lẩu
Đối với mẹ bầu, việc ăn lẩu mang lại rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và cả thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn lẩu nhưng nên hạn chế.
Đối với mẹ bầu, việc ăn lẩu mang lại rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và cả thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn lẩu nhưng nên hạn chế.
Bà bầu ăn lẩu được không?
Đối với nhiều người, ăn lẩu chính là một thú vui không thể bỏ qua khi mùa đông đến. Cảm giác trời se lạnh, ngồi bên nồi lẩu ấm, sì sụp những món nhúng vừa lấy ra còn nóng hôi hổi quả thật không còn gì tuyệt hơn.
Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn lẩu nhưng nên hạn chế.Tuy nhiên, không phải ai cũng hợp ăn lẩu. Đối với mẹ bầu, việc ăn lẩu mang lại rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và cả thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn lẩu nhưng nên hạn chế.
Bà bầu ăn lẩu cần chú ý điều gì?
1. Thịt
Miếng thịt khi ăn lẩu thường được nhiều người trần tái bởi không có nhiều thời gian chờ đợi. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai, nếu ăn thịt không được nấu chín kỹ cũng có thể khiến nhiều loại vi khuẩn và virus còn lại trên thịt xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý tuân thủ việc nấu chin thịt trong một khoảng thời gian đủ lâu, kể cả việc miếng thịt được trần kỹ quá có thể ảnh hưởng đến hương vị và độ tươi nhưng dù sao, cảm giác an toàn vẫn quan trọng hơn cả. Hãy chắc chắn thức ăn được nấu chín kỹ để vi khuẩn và ký sinh trùng có hại được loại bỏ.
2. Luôn chuẩn bị hai đôi đũa khác nhau
Tất cả mọi người đều nhận thức được rằng thực phẩm sống phải tách biệt với thực phẩm nấu chin. Tuy nhiên vì nhiều lý do, ngại lích kích, đa số mọi người khi ăn lẩu vẫn có thói quen dùng đũa gắp thịt sống, trần thịt vào nồi rồi gắp đưa lên miệng luôn.
Để đũa trong nồi lẩu nóng chỉ một thời gian ngắn không thể đảm bảo vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Mẹ bầu cần chắc chắn luôn chuẩn bị hai đôi đũa khác nhau khi ăn lẩu: một để gắp thực phẩm sống, một để gắp thực phẩm chín nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho đường tiêu hóa và thai nhi trong bụng.
3. Không ăn quá cay
Bỏ ớt, sa tế vào nồi lẩu để tăng vị cay là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý không nên ăn quá cay.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, ăn cay trong thời gian mang thai không chỉ làm cho chứng ốm nghén, nôn ói trở lên trầm trọng mà còn gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi, bởi đồ cay chứa nhiều chất gây tê, làm tê liệt thần kinh thai nhi, khiến chúng không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh.
4. Ngồi cách xa bếp
Rất nhiều gia đình, nhà hàng hiện nay đang sử dụng bếp ga mini, bếp cảm ứng, bức xạ điện từ, một số nơi thậm chí còn sử dụng bếp cồn để ăn lẩu. Những loại bếp này đều có nguy cơ cháy nổ cao, kém an toàn.
Do đó, mẹ bầu cần lưu ý không nên không quá gần bếp khi ăn lẩu mà nên nhờ bạn bè, chồng hoặc người thân phụ giúp việc lấy thức ăn.
5. Ăn nhiều rau quả
Khi ăn lẩu, đừng chỉ quá tập trung vào thịt mà mẹ bầu nên ăn kèm thêm thật nhiều loại rau củ phong phú như các loại rau lá, nấm, khoai… Những thực phẩm này góp phần bổ sung vitamin, bù đắp những dinh dưỡng bị thiếu hụt khi ăn lẩu.
6. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp giải nhiệt rất tốt cho mẹ bầu, đồng thời giúp cơ thể và thận được thoải mái hơn sau khi ăn một bữa lẩu với độ mặn cao. Mẹ có thể uống nước đun sôi để nguội hoặc nước dừa, nước ép trái cây đều rất tốt. Tuyệt đối không nên uống rượu, bia hoặc đồ uống có ga.
7. Kiểm soát thời gian ăn
Việc ăn lẩu cùng nhiều người, thời gian kéo dài sẽ khiến mẹ bầu không kiểm soát được khối lượng thức ăn, khiến dạ dày không được nghỉ ngơi, gây viêm, đau dạ dày, thai nhi cũng không thể có được môi trường tốt để phát triển.
recipe537-635620986017152292 image widget. Press Enter to type after or press Shift + Enter to type before the widget
LARGEER
Chăm sóc da lão hóa: Bí quyết trẻ hóa làn da
Hướng dẫn trị mụn trứng cá hiệu quả
Bí quyết chống nắng hoàn hảo cho làn da khỏe đẹp
Kem dưỡng ẩm: Bí quyết dưỡng da căng mọng
Nuôi dạy con hiệu quả: Giải đáp mọi thắc mắc
Hướng dẫn nấu ăn đơn giản cho mọi người